Tác giả: TS. Trần Thanh Tùng; Năm xuất bản: 2011

                                                                                    

Trong những thập kỷ trước, điện ảnh Việt Nam với những thành tựu của mình đã từng được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên những năm gần đây, tác phẩm điện ảnh của chúng ta chưa thực sự tạo được dấu ấn và chưa làm tốt vai trò định hướng công chúng trong nước. Vậy đâu là nguyên nhân làm cản trở sự phát triển đó? Mẫu hình nghệ thuật nào có thể chuyển tải trọn vẹn và sinh động hệ giá trị chân chính, ước vọng cao đẹp và nhân ái của truyền thống văn hóa dân tộc trong các bộ phim của nền điện ảnh Việt Nam? Công trình nghiên cứu này của TS. Trần Thanh Tùng sẽ phần nào giải đáp cho độc giả những câu hỏi đó.

Với cách đặt vấn đề mang tính hệ thống nhằm khảo sát và lý giải mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống và nghệ thuật phim truyện, và bằng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, tác giả cuốn sách đã cố gắng làm sáng tỏ cơ chế hình thành các khuôn mẫu văn hóa trong các tác phẩm phim truyện Việt Nam. Trên cơ sở đó, đồng thời tác giả cũng tìm hướng giải mã những ảnh hưởng rất phức tạp, tinh tế, không tránh khỏi các khuôn mẫu văn hóa tới phim truyện trên cả hai bình diện: nội dung và hình thức tác phẩm. Hy vọng cuốn sách còn gợi mở một hướng nghiên cứu mới với bạn đọc – những người yêu mến và quan tâm đến sự phát triển bền vững của điện ảnh nước nhà.