Tên sách: NGHIÊN CỨU TÂM LÝ DIỄN XUẤT ĐIỆN ẢNH

Tác giả: Tề Thổ Long (Trung Quốc); Người dịch: Nguyễn Lệ Chi

Nhà xuất bản: Văn hóa Thông tin, 2004.- 118tr. ; 20cm

 

Tóm tắt nội dung: Cuốn sách của Phó giáo sư Tề Thổ Long giới thiệu về “diễn xuất” trong điện ảnh với ba góc độ (góc độ nghệ thuật diễn xuất, góc độ điện ảnh và góc độ tâm lý học). Nghiên cứu tâm lý diễn xuất với góc độ tâm lý học là một phương pháp mới đầy khó khăn và rất hiếm hoi trong việc nghiên cứu diễn xuất điện ảnh nói riêng và nghiên cứu lý luận điện ảnh nói chung, qua đó sẽ giúp chúng ta hệ thống một cách sâu sắc hơn đặc trưng của diễn xuất điện ảnh.

Cuốn sách được chia làm 2 phần:

Phần 1: Diễn xuất Điện ảnh là nghệ thuật của cảm giác

        I. Khái niệm và thuộc tính của cảm giác

        II. Vị trí của cảm trị (cảm giác) trong kết cấu tâm lý

        III. Hạt nhân của nghệ thuật diễn xuất điện ảnh là chuyển biến cá tính của cảm tri

        IV. Sự xích lại gần giữa ảo giác và thăng bằng trong cảm giác tự thân

        V. Cơ sở thực hiện cảm giác - cảm nhận nghệ thuật

        VI. Tổ chức hành động là trục đường ray chính để đạt được cảm giác vai diễn

       VII.Tổ chức hành động nhân vật, thực hiện logic nhân vật

        VIII. Nghệ thuật cảm giác và nghệ thuật hành động.

Phần 2: Cảm giác trò chơi - Ý thức tự thân về sáng tạo diễn xuất

          I. Nghệ thuật diễn xuất và trò chơi

          II. Cảm giác trò chơi của nghệ thuật diễn xuất điện ảnh

          III. Khơi gợi tính trẻ thơ trong sáng tạo của người diễn viên- khô phục tâm lý chủ thể của trò chơi.

          IV. Mô phỏng (bắt chước) lợi dụng thủ pháp của trò chơi

          V. Quy luật của việc xây dựng cảm giác trò chơi – nguyên tắc “tự bình luận và đánh giá”.

      Trân trọng giới thiệu!

                                      Bài và ảnh: Thanh Huyền