1. NHÀ MÁY DỆT 8-3

Nhà máy Dệt 8-3 được khởi công xây dựng năm 1960 tại Hà Nội. Sau 5 năm, nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, nhà máy đã được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động đúng ngày 8/3/1965.

Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, cán bộ, công nhân nhà máy vừa bám trụ sản xuất, vừa chi viện cho chiến trường miền Nam. Vải “8-3” như vải phin hoa, xanh chéo, pôpơlin, láng, kaki, gabađin... đã gắn bó với đời sống của nhiều người dân ở các tỉnh, thành. Nhà máy 8/3 được coi là lá cờ đầu của ngành công nghiệp nhẹ miền Bắc.

 

LỄ KHÁNH THÀNH NHÀ MÁY DỆT 8-3 NĂM 1965

 

 

Bà Nguyễn Thị Thập - Ủy viên Trung ương Đảng phát biểu trong buổi lễ

 

Ông Lê Thanh Nghị - Phó Thủ tướng Chính phủ (người đứng giữa đang vỗ tay) và

Bà Nguyễn Thị Thập (người đứng bên trái ông Lê Thanh Nghị) dự lễ cắt băng khánh thành

 

TOÀN CẢNH CÁC TRANG THIẾT BỊ, PHÂN XƯỞNG CỦA NHÀ MÁY

 

 

 

 

 

2. CÔNG TY MÂY TRE XUẤT KHẨU - BỘ NGOẠI THƯƠNG NĂM 1977

Từ những năm 1970, Mây tre đan xuất khẩu đã trở thành một trong những ngành nghề được nhà nước quan tâm, chú trọng, hỗ trợ. Những sản phẩm mây tre đan của công ty luôn mang đến những nét tinh hoa, kĩ thuật điêu luyện của những người nghệ nhân.

 

PHÒNG TRƯNG BÀY MŨ, TÚI ĐAN BẰNG MÂY TRE

 

 

Đồng chí chủ nhiệm Xuân Ba thay mặt công ty đọc bản báo cáo công tác

 

Công ty được đón lẵng hoa của Chủ tịch Tôn Đức Thắng

 

3. KHU LUYỆN CÁN THÉP LƯU XÁ – KHU GANG THÉP THÁI NGUYÊN NĂM 1976

Khu Công nghiệp Gang thép Thái Nguyên được thành lập ngày 04/06/1959, là một trong những công trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết Hội nghị thứ XIV của BCH trung ương Đảng khóa II (tháng 1-1958). Đây là khu Công nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép.

 

Buổi lễ thu mẻ thép đầu tiên của Lò bằng số 1

 

Thứ trưởng Bộ cơ khí luyện kim và các lãnh đạo nhà máy

 

CÁC CÔNG NHÂN NHÀ MÁY GANG THÉP VUI MỪNG DỰ BUỔI LỄ

 

 

TOÀN CẢNH LÒ BẰNG SỐ 1 CHO RA LÒ MẺ THÉP ĐẦU TIÊN

 

 

 

 

Thực hiện: Nhà Văn hóa Điện ảnh Ngọc Khánh
Ảnh: Nguồn tư liệu lưu trữ tại Viện Phim Việt Nam