Ngày 20/11/1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước. Kể từ đó, đây chính là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người. Quyết định này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước về vị trí, vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Dân tộc ta vốn có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”; “tôn sư trọng đạo”, truyền thống tốt đẹp đó đã trở thành một đạo lý cao cả, thiêng liêng thấm sâu vào trong nhận thức, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 chính là ngày thể hiện đạo lý ngàn năm ấy. Ngày lễ "tôn sư trọng đạo", tôn vinh những người thầy, người cô đã và đang đứng trên bục giảng, truyền đạt những tri thức quý báu, dạy cách làm người cho bao thế hệ học trò nối tiếp nhau. Đây là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô, để toàn xã hội ghi nhận công lao, tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước cũng như chia sẻ niềm vui, tri ân tới những người đã góp công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Nhân sự kiện này, Viện Phim Việt Nam xin được giới thiệu những tư liệu được trích dẫn từ các bản tin thời sự về lễ kỷ niệm ngày hội truyền thống ngành giáo dục các năm 1974, 1975.

 

 

 

 

 

 

 

 

Đồng chí Lê Văn Chân (người đi đầu tiên trong đoàn đại biểu) – Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hà Nội tới dự lễ kỷ niệm

 

TOÀN CẢNH TRIỂN LÃM VÀ HỘI NGHỊ GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM NĂM 1975

 

 

 

 

 

 

Ông Huỳnh Tấn Phát (người mặc áo đen đang chỉ tay)  – Chủ tịch Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đến thăm Hội nghị

 

 

Thực hiện: Nhà Văn hóa Điện ảnh Ngọc Khánh

Ảnh: Nguồn tư liệu lưu trữ tại Viện Phim Việt Nam