Ngày 21/6/1925, Cơ quan ngôn luận của tổ chức “Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội” - Báo Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã ra số đầu tiên, đây là tờ báo cách mạng đầu tiên của nước ta. Ngày 05/02/1985, theo Quyết định của Ban Bí thư số 52-QĐ/TW lấy ngày 21/6 hàng năm là Ngày Báo chí Việt Nam nhằm tri ân các nhà báo đã cống hiến trí tuệ, sự nhiệt thành để độc giả có những bài báo hay, sự kiện nóng hổi, chân thật. Ngày 21/6/2000, nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Cùng với quá trình lịch sử vẻ vang của Báo chí Cách mạng Việt Nam, đội ngũ người làm báo đã đồng hành cùng dân tộc suốt hơn chín thập kỷ qua và có nhiều đóng góp rất quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước. Trong mọi giai đoạn của cách mạng, Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện để báo chí hoạt động, phát triển, đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ người làm báo cách mạng.

Những đóng góp quan trọng, thành tích nổi bật của đội ngũ những người làm báo trong 97 năm qua đã làm ngời sáng truyền thống vẻ vang của báo chí. Ðó là tinh thần đoàn kết, là sự gắn bó máu thịt với nhân dân, trung thành tuyệt đối với Ðảng, với Tổ quốc và dân tộc. Ðó là tinh thần chiến đấu, phẩm chất tiên phong, luôn có mặt nơi đầu sóng ngọn gió và sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp cách mạng, kiên quyết bảo vệ công lý, lẽ phải. Đó là sự sáng tạo, phát hiện cái mới, cố gắng cập nhật kiến thức, rèn luyện kỹ năng để tác nghiệp trên tất cả các loại hình báo chí, sử dụng công nghệ làm báo tiên tiến, hiện đại.

Nhân sự kiện này, Việt Phim Việt Nam xin được giới thiệu những tư liệu, hình ảnh được trích trong các bản tin thời sự về giải thưởng báo chí năm 1964, 1965 và Đại hội báo chí yêu nước và dân chủ ở miền Nam Việt Nam lần thứ nhất.

BUỔI LỄ TRAO GIẢI THƯỞNG BÁO CHÍ NĂM 1964, 1965

 

 

 

 

CÁC BẢN TIN, BÀI VIẾT ĐƯỢC GIẢI

 

 

 

Đại hội báo chí yêu nước và dân chủ miền Nam lần thứ nhất được khai mạc trọng thể vào ngày 25/8/1963 tại vùng giải phóng miền Nam Việt Nam với hơn 150 đại biểu về dự.

CÁC TỜ BÁO TRONG NƯỚC

 

 

 

 

TOÀN CẢNH ĐẠI HỘI BÁO CHÍ YÊU NƯỚC VÀ DÂN CHỦ MIỀN NAM VIỆT NAM LẦN THỨ NHẤT

 

 

 

 

 

 

Ông Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam (người đang phát biểu) nói chuyện với các nhà báo

 

Ông Thành Hương - Tổng thư ký BCH lâm thời Hội (người đang phát biểu) đọc báo cáo tổng kết

 

Bà Trương Thị Huệ (người đang phát biểu) đọc lời ủng hộ của các nhà báo quốc tế

 

CÁC NHÀ BÁO VỀ DỰ ĐẠI HỘI ĐỌC THAM LUẬN

 

 

Ông Thanh Nho - Giám đốc Thông tấn xã Giải Phóng giới thiệu đề án công tác và hướng hoạt động của Hội trong tình hình mới

 

Ban chấp hành mới được bầu trong Đại hội

 

Thực hiện: Nhà Văn hóa Điện ảnh Ngọc Khánh

Ảnh: Nguồn tư liệu lưu trữ tại Viện Phim Việt Nam